Tầm quan trọng của Lễ ăn hỏi 7 tráp
Lễ ăn hỏi là gì? Lễ ăn hỏi 7 tráp, 9 tráp là gì?
Lễ ăn hỏi (Lễ đính hôn) là một trong bốn thủ tục cưới hỏi ở Việt Nam, khi nhà trai mang sính lễ sang hỏi cưới cô gái. Lễ ăn hỏi thường diễn ra trước lễ cưới khoảng một tháng nhưng cũng có thể gộp vào cùng ngày với lễ cưới để tiết kiệm thời gian và chi phí.
Dù lễ ăn hỏi tương đối quen thuộc nhưng vẫn không ít người nhầm lẫn giữa lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ. Vậy lễ ăn hỏi và lễ dạm ngõ khác nhau như thế nào? 7 tráp, 9 tráp và 11 tráp lễ trong đám hỏi là gì? Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi như thế nào? lưu ý khi làm lễ ăn hỏi 7 tráp Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tráp ăn hỏi là gì? Lễ vật trong đám hỏi gồm những gì?
Tráp ăn hỏi (mâm quả đám hỏi) là sính lễ mà nhà trai mang tặng nhà gái thay cho lời cảm ơn công sức sinh thành dưỡng dục cô dâu. Số lượng tráp ăn hỏi và lễ vật trong tráp ăn hỏi thay đổi tuỳ vào vùng miền nhưng thường có tối thiểu 5 trên 8 lễ vật sau: trầu cau, rượu thuốc, lợn sữa, hoa quả, bánh cốm, bánh phu thê, chè mứt sen, xôi gà.
Số lượng tráp ăn hỏi miền Bắc thường là số lẻ (5, 7, 9 hoặc 11 tráp) nhưng số lượng lễ vật trong từng tráp lại là số chẵn (80 hoặc 100) để thể hiện ý nghĩa có đôi có cặp, có chẵn có lẻ trong hôn nhân. Tráp ăn hỏi miền Bắc thường có trầu cau, rượu thuốc, bánh cốm, hoa quả và chè mứt sen.
Số lượng tráp ăn hỏi miền Trung thường là 5 tráp với các lễ vật tương tự như miền Bắc (trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu thuốc, hoa quả) nhưng có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.
Số lượng tráp ăn hỏi miền Nam thường là số chẵn (6, 8 hoặc 10) để thể hiện ý nghĩa phát tài, phát lộc, trọn vẹn hôn nhân. Lễ vật ăn hỏi miền Nam thường là trầu cau, rượu thuốc, trà bánh, mâm xôi gà và hoa quả.
Ý nghĩa của Lễ ăn hỏi 7 tráp
Tráp trầu cau
Mỗi tráp trầu cau cần có 1 buồng cau từ 60 – 100 quả chẵn, 1 bó lá trầu và 3 cành vỏ cây chay. Lưu ý, cau phải nguyên buồng, tuyệt đối không cắt xé, cau tươi xanh quả tròn đều nhau.
Để cho tráp trầu cau thêm đẹp mắt, bạn cũng cần trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng đẹp mắt.
Tráp rượu thuốc
Tráp rượu thuốc gồm 3 chai rượu và 3 cây thuốc lá. Trong tháp rượu thuốc, rượu vang thương là Chile, Vodka hoặc Chivas; thuốc lá thường là Vina, 555 hoặc Thăng Long. Tháp rượu thuốc sẽ được trang trí thêm hoa tươi, hoa lụa hoặc ruy băng để thêm phần trang nhã.
Tráp hoa quả
Trong mâm 7 tráp lễ ăn hỏi không thể thiếu tráp hoa quả với sự kết hợp của nhiều loại hoa quả với màu sắc tươi tắn. Tráp hoa quả mang ý nghĩa hoa thơm quả ngọt, chúc phúc cho tình yêu của cô dâu chú rể luôn ngọt ngào.
Tráp bánh cốm
Bánh cốm là loại bánh phổ biến, không thể thiếu trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc nước ta. ý nghĩa của 7 tráp ăn hỏi Những chiếc bánh cốm xanh mướt, thơm mùi lúa mới là lời kính báo dâng lên tổ tiên và cũng là lời cầu mong cô dâu chú rể luôn được hạnh phúc.
Tráp bánh phu thê
Bánh phu thê trong tráp lễ ăn hỏi tượng trưng cho son sắt, bền chặt và thủy trung của cặp đôi mới. Bánh phu thê có hình tròn, màu đỏ, nhân bên trong màu vàng tượng trưng cho bầu trời. Cùng với bánh cốm, 2 loại bánh này tượng trưng cho đất trời, âm dương, thể hiện sự ấm no, thịnh vượng cho cuộc sống sau này của cô dâu chú rể.
Tráp mứt hạt sen
Sen là biểu tượng đẹp nhất cho con người và văn hóa truyền thống Việt Nam, nhắc nhở con cháu về cội nguồn của tổ tiên. Tráp mứt hạt sen biểu trưng cho tài lộc, giàu sang và cuộc sống hạnh phúc viên mãn của cặp vợ chồng trẻ.
Tráp chè
Nếu hỏi Lễ ăn hỏi 7 tráp gồm những gì thì không thể thiếu được tháp chè vì mang ý nghĩa chúc cặp vợ chồng sắp cưới sẽ luôn sát cánh, cùng nhau trải qua đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống. Các hộp chè nhỏ sẽ được gói ghém cẩn thận và sắp xếp xen kẽ thành hình tháp, trang trí nơ đỏ trên đỉnh tháp.